Chạy bộ bị chóng mặt – Nguyên nhân và cách khắc phục

7404 lượt xem

1.Nguyên nhân gây chạy bộ bị chóng mặt

Chạy bộ bị chóng mặt là hiện tượng phổ biến, thường gặp ở rất nhiều người. Thực tế, có nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn tới hiện tượng này. Trong đó, việc tìm hiểu những nguyên nhân thường gặp sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn cũng như biết cách khắc phục sao cho hiệu quả nhất.

Cảm giác chóng mặt, khó chịu có thể xuất hiện ở những người luyện tập bằng máy chạy bộ hoặc ở những người vừa kết thúc cuộc chạy đường dài. Để khắc phục vấn đề là điều không khó, tuy nhiên bạn cần tuân thủ theo đúng hướng dẫn sẽ được hé lộ ngay trong bài viết dưới đây. Hiện tượng này xảy ra có thể do những nguyên nhân cơ bản sau đây:

1.1 Bạn đã cố gắng luyện tập quá sức

Theo các tài liệu nghiên cứu, việc luyện tập quá sức là nguyên nhân dẫn đến nhiều chất thương có thể xảy ra. Trong đó, chạy bộ bị chóng mặt , khó thở, khát nước, buồn nôn hay nôn thường xuất hiện phổ biến hơn cả.

Không chỉ với riêng bộ môn chạy bộ mà với mọi hình thức thể dục, thể thao khác, việc luyện tập quá sức cũng đều gây ra những nguy hiểm tiềm ẩn đối với sức khỏe. Bởi thế, các bạn cần lắng nghe sự thay đổi của cơ thể mình để dừng việc luyện tập khi thấy cần thiết.

Chạy bộ bị chóng mặt – Nguyên nhân và cách khắc phục hiệu quả hiện tượng này là gì?

Xem thêm: Chạy bộ vào thời gian nào là tốt nhất, hiệu quả nhất

1.2 Sử dụng máy chạy bộ có sự chuyển động liên tục

Nếu tập máy chạy bộ bị chóng mặt, nguyên nhân có thể là do bạn chưa làm quen với thiết bị này hoặc sử dụng thiết bị chưa đúng cách. Hiện tượng này tương tự như việc bạn bị say tàu xe, thường gây chóng mặt khi bước xuống khỏi máy.

Chạy bộ bị chóng mặt – Nguyên nhân và cách khắc phục hiệu quả hiện tượng này là gì?

1.3 Mất nước có thể dẫn đến hiện tượng chóng mặt

Thông thường, khi bạn hoạt động thể chất nặng, nhất là trong điều kiện thời tiết oi nóng, lúc này hiện tượng mất nước thường rất dễ xảy ra. Ngoài chóng mặt, một số biểu hiện thường gặp khác của mất nước có thể kể đến như đắng miệng, khô miệng, mệt mỏi, uể oải…nên không quá nghiệm trọng khi ta chạy bộ bị chóng mặt.

Chạy bộ bị chóng mặt – Nguyên nhân và cách khắc phục hiệu quả hiện tượng này là gì?

1.4 Thở không đúng cách dẫn đến thiếu oxy

Trong quá trình luyện tập thể thao, thở đúng cách là yếu tố giữ vai trò vô cùng quan trọng giúp tăng sức bền cũng như ảnh hưởng đến thành tích luyện tập. Khi não không được cung cấp đủ lượng oxy cần thiết, lúc này hiện tượng chóng mặt sẽ xảy ra kết hợp với tim đập nhanh và nhịp thở cũng sẽ nhanh hơn. Đâng cũng là một nguyên nhân gây chạy bộ bị chóng mặt.

Chạy bộ bị chóng mặt – Nguyên nhân và cách khắc phục hiệu quả hiện tượng này là gì?

1.5 Chạy bộ xong bị chóng mặt do huyết áp thấp hoặc hạ đường huyết

Với người bình thường, huyết áp sẽ duy trì ở mức 120/80mmHg. Tuy nhiên, khi thực hiện các hoạt động mạnh sẽ dẫn đến hạ huyết áp với chỉ số dưới 90/60mmHg. Một số dấu hiệu của huyết áp thấp gồm có: hoa mắt, mệt mỏi, mất tập trung, buồn nôn, đôi khi có thể ngất xỉu.

Một thông tin nữa bạn cần lưu ý đó là việc chạy bộ sẽ khiến cơ bắp sử dụng nhiều glucose hơn bình thường. Khi cơ thể không đáp ứng đủ lượng glucose, bạn sẽ cảm thấy đổ mồ hôi nhiều, mệt mỏi, đói, cáu gắt…

2. Giải pháp khắc phục chạy bộ bị chóng mặt buồn nôn

Đa phần hiện tượng chóng mặt sau khi chạy bộ có thể được khắc phục bằng những giải pháp đơn giản cụ thể như sau:

+ Bạn cần nghỉ ngơi trong ít phút để cải thiện tình trạng này.

+ Trong trường hợp não thiếu oxy, bạn hãy ngồi trên mặt phẳng và đặt đầu giữa hai đầu gối. Điều này sẽ làm tăng lưu lượng máu đến não để đánh bay cảm giác chóng mặt chỉ trong vài phút.

+ Hãy cố gắng hít sâu và thở ra từ từ trong vài phút.

+ Không đi lại hoặc lái xe cho đến khi chóng mặt được khắc phục hoàn toàn.

+ Trong trường hợp nguyên nhân chóng mặt do mất nước, việc bổ sung nước hoặc đồ uống thể thao sẽ giải quyết các triệu chứng trong thời gian ngắn.

+ Nếu nguyên nhân chóng mặt do hạ đường huyết, bạn cần ăn ngay sau khi tập với các loại thực phẩm chứa carbohydrate như chuốt, nước ép trái cây.

+ Khi sử dụng máy chạy bộ dẫn đến chóng mặt, bạn nên giảm tốc độ từ từ cho đến khi dừng lại an toàn. Bạn tuyệt đối không dừng máy và bước xuống đột ngột có thể gây ra nguy hiểm té ngã.

+ Trong trường hợp đã áp dụng các giải pháp trên nhưng hiện tượng chạy bộ xong bị chóng mặt vẫn không suy giảm. Đặc biệt, khi thấy xuất hiện thêm các dấu hiệu như mất ý thức, lú lẫn, mệt mỏi cực độ… Lúc này bạn cần tìm đến các cơ sở y tế để tìm hiểu nguyên nhân chính xác và điều trị tốt nhất.

Chạy bộ bị chóng mặt – Nguyên nhân và cách khắc phục hiệu quả hiện tượng này là gì?

3. Cách ngăn ngừa hiện tượng chóng mặt sau chạy bộ

Để giảm nguy cơ bị chóng mặt sau khi tập luyện thể thao nói chung và chạy bộ nói riêng, các bạn có thể áp dụng một số phương pháp cụ thể như sau:

+ Tránh cố gắng luyện tập quá sức ngay từ những buổi đầu tiên. Thay vào đó hãy tăng cường độ tập luyện dần dần mỗi ngày.

+ Tìm hiểu và áp dụng cách hít thở đúng nhất trong khi chạy bộ cũng như khi tập các bộ môn khác.

+ Bổ sung đủ nước cho cơ thể trước, trong và sau khi tập luyện.

+ Nên ăn nhẹ trước khi tập khoảng 1 tiếng với những loại thực phẩm chứa nhiều năng lượng.

Trên đây là một số thông tin chia sẻ có liên quan đến hiện tượng chạy bộ xong bị chóng mặt. Hy vọng rằng các bạn đã có những kiến thức cần thiết để biết cách khắc phục hiện tượng chạy bộ bị chóng mặt hiệu quả khi lỡ rơi vào tình huống này để hồi phục sức khỏe tốt nhất.

Chạy bộ bị chóng mặt – Nguyên nhân và cách khắc phục hiệu quả hiện tượng này là gì?

Xem thêm: Tìm hiểu tập Yoga hay Aerobic tốt hơn ?

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Video nổi bật+ Xem tất cả

Tin mới hơn